Veneer là gì ? Ứng dụng của cẩn veneer trong nội thất

Veneer là gì ? Ứng dụng của cẩn veneer trong nội thất

Veneer là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm đến đồ nội thất thường đặt ra. Veneer có vẻ ngoài giống như gỗ tự nhiên nhưng thực tế lại sử dụng bộ khung bằng gỗ công nghiệp. Vậy veneer là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp? Gỗ veneer có những ưu điểm nào mà khiến nhiều người ưa chuộng? Bài viết dưới đây của Gỗ Việt Furniture sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

Venner là gì ?

Veneer là gì? Veneer là các tấm gỗ tự nhiên được lạng mỏng, có độ dày từ 0.6mm đến dưới 3mm. Thường thì các tấm veneer không dày quá 3mm (khoảng 1/8 inch). Veneer được sử dụng rộng rãi trong nội thất gia đình như bàn ghế, tủ bếp, giường, kệ trang trí, cũng như trong nội thất xe hơi và các nhạc cụ bằng gỗ như ghita, violin, piano.

Veneer là gì ?
Cẩn veneer trên nội thất

Veneer bắt nguồn từ gỗ tự nhiên, nhưng các sản phẩm nội thất làm từ gỗ veneer lại không hoàn toàn thuộc dòng nội thất gỗ tự nhiên. Gỗ veneer được tạo ra từ cốt gỗ công nghiệp, sau đó được phủ một lớp gỗ tự nhiên mỏng – gọi là veneer. Vì vậy, khái niệm veneer và gỗ veneer không giống nhau. Nhờ lớp veneer này, các sản phẩm làm từ gỗ veneer có vẻ ngoài giống hệt như gỗ tự nhiên, khiến bạn khó có thể phân biệt được giữa hai loại.

 

 

Quy trình sản xuất veneer và gỗ veneer

Để sản xuất veneer người ta có 5 cách để lạng gỗ. Đó là bóc lệch tâm, bóc khối phần tư, bóc tròn, cắt phẳng, cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm. Dưới đây là các hình ảnh minh họa cho 5 cách lạng thường được sử dụng trong quy trình sản xuất veneer.

Quy trình sản xuất veneer – lạng mỏng gỗ

  • Bóc lệch tâm

  • Bóc khối phần tư

 

  • Bóc tròn

  • Cắt phẳng

  • Cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm

 

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Để sản xuất gỗ veneer, quy trình chung gồm có 7 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ thịt (gỗ tự nhiên) như gỗ cây óc chó, gỗ cây sồi, gỗ cây tràm bông vàng,… Các loại này đã qua các bước xử lý cơ bản như tách vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô.

Bước 2: Lạng khối gỗ ra thành các lát mỏng có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm.

Bước 3: Đem đi sấy khô bằng máy sấy công nghiệp. Người ta không phơi bằng ánh nắng tự nhiên bởi vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các lát gỗ bị cong vênh hoặc giòn, dễ gãy.

Bước 4: Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC, gỗ finger,… Người ta sẽ lăn keo lên cốt gỗ rồi dán veneer lên phần bề mặt đã phủ keo.

Loại keo được sử dụng phổ biến đó là UF. Keo UF có thành phần chính là hợp chất NH4CL để gắn lớp veneer vào cốt gỗ. Ưu điểm của hợp chất này đó là không gây độc hại, có khả năng kết dính tốt, đóng rắn nhanh, không thấm nước.

 

 

Tấm gỗ veneer được dán trên cốt gỗ MDF

 

Bước 5: Ghép veneer vào tấm cốt gỗ. Người ta sẽ thực hiện ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Các công đoạn này được thực hiện tự động.

Bước 6: Khi lớp veneer đã được nằm cố định trên phần cốt gỗ, người ta sẽ dùng máy chà nhám để thực hiện công đoạn xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn.

 

 

Bước này sẽ làm cho bề mặt gỗ veneer sáng bóng dễ sử dụng hơn.

 

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và mang đi phân phối.

Đặc điểm của gỗ veneer

Gỗ veneer kết hợp những đặc điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Vẻ bề ngoài của gỗ veneer mang màu sắc và vân gỗ tự nhiên, trong khi phần cốt gỗ lại có những ưu điểm của gỗ công nghiệp như dễ gia công, chống thấm nước và cong vênh tốt, độ bền khá cao. Gỗ công nghiệp hiện nay thường được bổ sung các chất chống vi khuẩn, ẩm mốc, tăng độ bền.

Mặc dù độ cứng và độ bền không bằng gỗ tự nhiên, nhiều loại gỗ công nghiệp vẫn có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của đa số khách hàng với thu nhập vừa phải.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ veneer

Ưu điểm của gỗ veneer

Gỗ veneer có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Nếu bạn thích màu sắc và vân gỗ của gỗ óc chó nhưng chưa đủ tài chính để mua đồ nội thất làm từ loại gỗ này, bạn có thể chọn các sản phẩm nội thất từ gỗ veneer óc chó. Đây là giải pháp giúp bạn sở hữu sản phẩm như ý, phù hợp với phong cách thiết kế nội thất của ngôi nhà mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của gỗ veneer

Độ bền của gỗ veneer kém hơn gỗ tự nhiên
Các tấm veneer có độ dày rất mỏng, cốt gỗ công nghiệp dù được cải tiến sản xuất và bổ sung hóa chất để tăng độ cứng nhưng độ bền vẫn còn hạn chế. Do vậy các sản phẩm nội thất gỗ veneer sẽ có thể bị trầy xước trong quá trình sử dụng. Bạn nên tránh tác dụng các lực mạnh hay dùng các vật nhọn gây xước bề mặt.

Khả năng chống thấm nước không bằng gỗ tự nhiên.
Lớp veneer tuy làm bằng gỗ tự nhiên và có gia công kỹ lưỡng nhưng vì độ dày khá mỏng nên vẫn có thể bị thấm nước khi tiếp xúc nhiều với nước. Vì vậy, khi sử dụng bạn nên tránh để đồ nội thất làm bằng gỗ veneer ở nơi ẩm thấp. Đối với sản phẩm tủ bếp thì nên lau khô thường xuyên để tránh nước ở lâu trên bề mặt tủ gây ẩm mốc.

Ứng dụng của veneer trong nội thất

Sofa cổ điển

Cẩn veneer được ứng dụng rộng rãi trong bàn ghế sofa, đặc biệt là dòng sofa cổ điển, giúp sản phẩm đặc biệt hơn, đẹp hơn

Sofa cổ điển hoàng gia Versailles dát vàng bọc nệm GVSF025
Sofa cẩn veneer

Bàn ghế ăn

Mặt bàn và mặt ghế được cẩn veneer 1 cách tỷ mỉ, giúp sản phẩm trở nên sang trọng hơn

AUTO-DRAFT
Mặt bàn ăn được cẩn veneer

Tủ tivi

AUTO-DRAFT
Tủ tivi cổ điển được cẩn veneer và dát vàng ý

Giường ngủ cổ điển

giường ngủ tân cổ điển dát vàng GVGN032
Giường ngủ tân cổ điển được cẩn veneer

Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm khác được cẩn veneer như: tủ bếp, sàn gỗ, giường ngủ, tủ quần áo,….

Kết luận

Gỗ veneer là sự kết hợp thú vị giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Điều này khiến cho gỗ veneer tích hợp được cả nhiều ưu điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp: vừa đẹp vừa bền mà giá cả lại phải chăng, thân thiện với môi trường. Gỗ veneer là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích vẻ đep của gỗ tự nhiên nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *